Một khi 28 công ty đã được tuyển chọn (11 công ty nhảy vọt, 11 công ty so sánh trực tiếp, 6 công ty ngắn ngày), các bước phân tích sau đã được nhóm nghiên cứu thực hiện.
MÃ HÓA CÁC TÀI LIỆU VỀ CÔNG TY
Đối với mỗi công ty, một thành viên trong nhóm sẽ đi tìm và thu thập tất cả các bài báo hay tài liệu đã được xuất bản về công ty này, bao gồm:
1.Tất cả các bài báo lớn viết về công ty trong suốt quá trình hoạt động của nó, từ các nguồn đa dạng như Forbes, Fortune, Business Week, Wall street Journal, Nation’s Business, New York Times, US News, New Republic, Harvard Business Review, Economist và một số bài báo chọn lọc từ các nguồn khác trong ngành kinh doanh hay theo chủ đề.
2.Các tài liệu thu thập trực tiếp từ công ty, đặc biệt là các quyển sách, bài báo, bài phát biểu của các nhà điều hành, các ấn phẩm lưu hành nội bộ, báo cáo hoạt động hàng năm, và những tài liệu khác.
3.Những quyển sách viết về ngành kinh doanh, về công ty, hay về nhà lãnh đạo của công ty được xuất bản bởi chính công ty hay của một nhà quan sát bên ngoài.
4.Các tình huống kinh doanh hay bản phân tích ngành được thảo luận trong chương trình học.
5.Các tài liệu tham khảo trong ngành như Từ điển Tiểu Sử các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ, Từ điển thế giới về lịch sử hoạt động công ty, Cẩm nang các công ty của Hoover, Sự phát triển các ngành kinh doanh trên nước Mỹ, và các nguồn tương tự.
6.Các báo cáo thường niên, các bản báo cáo lãnh đạo, báo cáo của các nhà phân tích, hay bất cứ tài liệu nào liên quan đến công ty, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển đổi. Sau đó đối với mỗi công ty, các nhà nghiên cứu sẽ mã hóa tất cả các thông tin thành một “tài liệu mã”, được sắp xếp theo các danh mục sau, và được bắt đầu từ lúc công ty thành lập đến ngày nay:
Danh mục mã hóa 1: Quá trình thành lập: những mục thuộc về “phần cứng” như cấu trúc tổ chức doanh nghiệp, các chính sách và đường lối, các hệ thống, cơ chế khen thưởng, cơ cấu sở hữu.
Danh mục mã hóa 2: Các yếu tố xã hội: những mục thuộc về “phần mềm” như thói quen văn hóa doanh nghiệp, các chính sách về con người, các quy tắc, lễ nghi, huyền thoại hay những câu chuyện truyền miệng, sự tương tác giữa các nhóm, phong cách quản lý, và những đề mục liên quan.
Danh mục mã hóa 3: Chiến lược kinh doanh, quy trình chiến lược: những yếu tố căn bản của chiến lược doanh nghiệp, quy trình hình thành chiến lược, bao gồm những vụ sát nhập và mua các công ty khác có quy mô lớn.
Danh mục mã hóa 4: Thị trường, đối thủ cạnh tranh, môi trường: những yếu tố quan trọng trong môi trường cạnh tranh và môi trường bên ngoài của công ty-đối thủ cạnh tranh chính, những hoạt động chính của đối thủ cạnh tranh, sự thay đổi lớn, sự thay đổi lớn trong thị trường, những sự kiện trong nước hay trên thế giới có ảnh hưởng lớn đến công ty, các điều luật của chính phủ, các vấn đề về tổ chức ngành, các thay đổi lớn về công nghệ, và những đề mục liên quan. Bao gồm cả những dữ liệu về mối quan hệ của công ty với Wall street.
Danh mục mã hóa 5: Lãnh đạo: các yếu tố liên quan đến lãnh đạo, cá nhà điều hành chính, tổng giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị, các dữ liệu thú vị về người tiền nhiệm, phong cách lãnh đạo, vv…
Danh mục mã hóa 6: Sản phẩm và dịch vụ: các sản phẩm và dịch vụ quan trọng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp
Danh mục mã hóa 7: Cơ sở vật chất và địa điểm: các yếu tố quan trọng trong cách công ty quản lý cơ sở vật chất, sắp xếp các nhà máy hay văn phòng, các tiện nghi mới v.v…, bao gồm những quyết định quan trọng về địa điểm đặt trụ sở các bộ phận chính trong công ty.
Danh mục mã hóa 8: Ứng dụng công nghệ: các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ: công nghệ thông tin, các quy trình và thiết bị tối tân, hệ thống tổ chức công việc và các đề mục tương tự.
Danh mục mã hóa 9: Tầm nhìn: giá trị cốt lõi, mục đích và những tham vọng: những yếu tố này liệu có tồn tại không? Nếu có, chúng được đưa ra như thế nào? Có phải những yếu tố này chỉ tồn tại vào những thời điểm nhất định mà thôi? Vai trò của chúng là gì? Nếu doanh nghiệp có những giá trị và mục đích cao cả, liệu chúng có được bảo về hay đã bị biến đổi?
Danh mục mã hóa 10A (đối với riêng các công ty so sánh trực tiếp): Thay đổi/Hành động chuyển đổi trong giai đoạn các công ty nhảy vọt tương ứng đang chuyển đổi: Những cố gắng lớn để thay đổi công ty, để kích hoạt, để kích hoạt một sự chuyển đổi, trong khoảng thời gian 10 năm trước và 10 năm sau thời điểm chuyển đổi của công ty nhảy vọt tương ứng
Danh mục mã hóa 10B (đối với riêng những công ty ngắn ngày): Các giai đoạn cố gắng chuyển đổi: Trong vòng 10 năm trước và trong giai đoạn cố gắng chuyển đổi, những đề xuất thay đổi quan trọng và những hoạt động củng cố đề xuất này do doanh nghiệp thực hiện.
Danh mục mã hóa 11 (đối với riêng những công ty ngắn ngày): Quá trình tụt lại sau khi chuyển đổi: trong vòng 10 năm sau giai đoạn cố gắng chuyển đổi, những yếu tố lớn có vẻ như đã đóng góp vào việc doanh nghiệp không giữ vững được kết quả chuyển đổi.
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Chúng tôi thực hiện phân tích tài chính rất chi tiết cho mỗi công ty, xem xét toàn bộ các biến số tài chính trong 980 năm dữ liệu tổng cộng (trung bình mỗi công ty là 35 năm * 28 công ty). Điều này bao gồm việc thu thập các dữ liệu thô về thu nhập và cân đối thu chi, xem xét các biến số sau trong cả hai thập niên trước và sau giai đoạn chuyển đổi.
- Tổng doanh thu tính bằng đồng đô danh nghĩa và đồng đô thực tế (đã điều chỉnh theo lạm phát)
- Tăng trưởng doanh thu
- Tăng trưởng lợi nhuận
- Tỉ suất lợi nhuận
- Tỉ số hoàn vốn trên doanh thu
- Doanh thu trên mỗi nhân viên tính trên đồng đô danh nghĩa và thực tế
- Lợi nhuận trên mỗi nhân viên tính trên đồng đô danh nghĩa và thực tế
- Tài sản, nhà máy và thiết bị
- Tỉ số chi trả cổ tức
- Chi phí bán hàng, quản lý chung tính theo phần trăm doanh thu
- Chi phí nghiên cứu và phát triển tính theo phần trăm doanh thu
- Kỳ thu tiền (tính theo ngày)
- Tỉ số luân chuyển hàng tồn kho
- Tỉ số hoàn vốn cổ phần
- Tỉ số nợ
- Tỉ số nợ dài hạn
- Chi phí lãi suất tính theo phần trăm doanh thu
- Giá cổ phiếu cao trên thu nhập một cổ phiếu
- Giá cổ phiếu thấp trên thu nhập một cổ phiếu
- Giá cổ phiếu trung bình trên thu nhập một cổ phiếu
CÁC BUỔI PHỎNG VẤN NHÀ ĐIỀU HÀNH
Chúng tôi thực hiện các buổi phỏng vấn đối với lãnh đạo cấp cao và thành viên Hội đồng quản trị, tập trung vào những người đương nhiệm trong giai đoạn chuyển đổi. Chúng tôi tiến hành ghi chép lại tất cả các cuộc phỏng vấn và phân loại thông tin theo các danh mục mã hóa ở trên.
DOANH NGHIỆP VÀ SỐ CUỘC PHỎNG VẤN ĐÃ THỰC HIỆN
- Abbott: 8
- Circuit City: 8
- Fannie Mae: 10
- Gillette: 6
- Kimberly-Clark: 7
- Kroger: 6
- Nucor: 7
- Philip Morris: 6
- Pitney Bowes: 9
- Walgreens: 8
- Wells Fargo: 9
Tổng cộng: 84
Các câu hỏi đặt ra trong cuộc phỏng vấn
- Ông/bà vui lòng miêu tả ngắn gọn về mối quan hệ với công ty-số năm tham gia và các trách nhiệm chính?
- Ông/bà đánh giá đâu là 5 yếu tố hàng đầu đóng góp vào hay gây ra sự chuyển hướng đi lên của hiệu suất trong những năm từ (10 năm trước thời điểm chuyển đổi?) đến (10 năm sau thời điểm chuyển đổi?)
- Bây giờ hãy nhìn nhận từng yếu tố, tôi có 100 điểm và muốn ông bà cho điểm các yếu tố này dựa trên tầm quan trọng của nó đối với quá trình chuyển đổi (tổng số điểm của 5 yếu tố là 100)
- Xin ông bà vui lòng nói rõ thêm về (hai hay ba) yếu tố hàng đầu? Ông/bà có thể đưa ra những ví dụ cụ thể để minh họa cho yếu tố này không?
- (Nếu có) Ông/bà hãy nhớ lại, công ty đã bắt đầu đưa ra quyết định chính dẫn đến quá trình chuyển đổi khi nào (vào khoảng năm nào?)
- (Nếu có) Điều gì đã kích hoạt quyết định phải thực hiện một cuộc chuyển đổi lớn?
- Vui lòng miêu tả quy trình đưa ra quyết định chính và phát triển chiến lược chính trong giai đoạn chuyển đổi-không phải những quyết định công ty đã đưa ra, mà làm thế nào để đi đến những quyết định này?
- Vai trò (nếu có) của các nhà tư vấn và cố vấn bên ngoài trong việc đưa ra các quyết định quan trọng?
- Trên thang điểm từ 1 đến 10, ông/bà hãy cho biết mức độ tự tin của mình vào những quyết định vào thời điểm xác lập, trước khi biết được kết quả của chúng? (Mười nghĩa là ông/bà hoàn toàn tự tin rằng đây là những quyết định đúng đắn có khả năng thành công cao. Một nghĩa là ông/bà không tự tin lắm vào quyết định; chúng quá liều lĩnh-như một lần thảy súc sắc).
- (Nếu điểm tự tin bằng 6 hoặc cao hơn) Điều gì giúp ông/bà tự tin vào những quyết định này?
- Làm thế nào công ty kêu gọi được sự tận tâm và đồng lòng với những quyết định của mình?
- Công ty có ý thức được quyết định của mình phải kích hoạt một cuộc thay đổi hay chuyển đổi lớn trong khoảng thời gian này không?
- Ông/Bà có thể đưa ra một dẫn chứng cụ thể minh họa điều này?
- Có điều gì ông/bà cố gắng thực hiện trong quá trình chuyển đổi nhưng không thành công?
- Công ty đã đối phó như thế nào trước áp lực ngắn hạn của Wall Street trong khi vẫn đưa ra những thay đổi và đầu tư dài hạn cho tương lai?
- Nhiều công ty đã thực hiện những chương trình và kế hoạch thay đổi, nhưng nỗ lực của họ không mang lại kết quả lâu dài. Một trong những khía cạnh đáng ghi nhận của quá trình chuyển đổi tại công ty nhảy vọt là sự bền vững – không chỉ là một bước nhảy vọt ngắn hạn. Chúng tôi nhận thấy điều này là phi thường. Điều gì đã đem lại sự khác biệt [cho công ty nhảy vọt]? Đây là những yếu tố chính trong việc giữ vững kết quả chuyển đổi không chỉ trong vòng vài năm đầu?
- Chúng tôi sẽ so sánh công ty nhảy vọt với các công ty đối trọng, là công ty cũng hoạt động trong cùng một ngành nhưng không giống như công ty nhảy vọt, họ không thể hiện một sự chuyển đổi quan trọng và bền vững về mặt hiệu suất lao động. Đâu là sự khác biệt của công ty nhảy vọt đã giúp họ thực hiện chuyển đổi? những công ty khác đáng lẽ cũng có thể làm như ông/bà đã làm, nhưng họ lại không; có điều gì ông/bà có mà họ lại không có?
- Ông/bà có thể đưa ra một ví dụ đặc biệt mạnh mẽ từ sự trải nghiệm hay quan sát của mình mà theo ông, minh họa rõ nét điều cốt lõi trong quá trình chuyển đổi từ tốt đến vĩ đại tại [công ty nhảy vọt]?
- Ông/bà có đề nghị chúng tôi nên phỏng vấn ai nữa không?
o Nhóm quản lý trong và sau thời điểm chuyển đổi.
o Thành viên Hội đồng quản trị hay những người quan trọng bên ngoài.
- Ông/bà có nhận thấy có câu hỏi nào chúng tôi nên hỏi, nhưng vẫn chưa đưa ra?
ĐƠN VỊ PHÂN TÍCH ĐẶC BIỆT
Chúng tôi thực hiện một loạt đơn vị phân tích đặc biệt. Những đơn vị này được thiết kế để làm sáng tỏ câu hỏi từ tốt đến vĩ đại bằng cách so sánh theo hệ thống và ( nếu có thể) lương hóa các biến số chính giữa công ty nhảy vọt và công ty đối trọng.
Mua lại doanh nghiệp và đa dạng hóa ngành kinh doanh.
Đơn vị phân tích này nhằm tìm hiểu vai trò của việc mua lại doanh nghiệp và đa dạng hóa ngành kinh doanh trong quá trình chuyển đổi từ tốt đến vĩ đại.
Mục tiêu:
1. Đâu là sự khác biệt về lượng trong việc mua lại doanh nghiệp và đa dạng hóa ngành kinh doanh, nếu có, giữa giai đoạn trước và sau thời điểm chuyển đổi với các công ty nhảy vọt?
2. Sự khác biệt trong việc mua lại doanh nghiệp và đa dạng hóa ngành kinh doanh giữa công ty nhảy vọt và công ty so sánh trực tiếp?
3. Sự khác biệt trong việc mua lại doanh nghiệp và đa dạng hóa ngành kinh doanh giữa công ty nhảy vọt và công ty ngắn ngày?
Để thực hiện cuộc phân tích này, chúng tôi đã thiết lập một hệ thống dữ liệu cho các công ty theo từng năm:
1. Danh sách các vụ mua lại công ty trong năm và giá trị tài chính của chúng.
2. Tổng số vụ mua lại công ty trong năm.
3. Tổng cộng quy mô tất cả các vụ mua lại công ty trong năm.
4. Danh sách các vụ đã bán đi công ty trong năm và giá trị tài chính của chúng.
5. Tổng số vụ bán đi công ty trong năm.
6. Tổng cộng quy mô tất cả các vụ bán đi công ty trong năm.
Từ những dữ liệu này, chúng tôi đã thực hiện tám cuộc phân tích chủ yếu:
1. Các công ty nhảy vọt: trước và sau thời điểm chuyển đổi.
2. Các công ty nhảy vọt so với các công ty đối trọng: trước và sau thời điểm chuyển đổi.
3. Các công ty ngắn ngày: một thập niên trước và sau thời điểm chuyển đổi.
4. Tổng kết phân tích một thập niên trước và sau thời điểm chuyển đổi: công ty nhảy vọt so với công ty so sánh trực tiếp và công ty ngắn ngày.
5. Công ty nhảy vọt: thời điểm chuyển đổi đến nay.
6. Công ty nhảy vọt so với công ty đối trọng: thời điểm chuyển đổi đến 1998.
7. Công ty ngắn ngày: thời điểm chuyển đổi đến 1998. Thực hiện phân tích tương tự cho công ty nhảy vọt từ thời điểm chuyển đổi đến 1998.
8. Tổng kết, từ thời điểm chuyển đổi đến 1998: công ty nhảy vọt so với công ty so sánh trực tiếp và công ty ngắn ngày.
Ngoài ra, cuộc phân tích này còn xem xét về chất các vụ mua lại doanh nghiệp và bán đi công ty, thông qua các câu hỏi như:
1. Chiến lược tổng quát về mua lại doanh nghiệp.
2. Chiến lược tổng quát về sát nhập doanh nghiệp được mua lại.
3. Thành công cuối cùng những vụ sát nhập chính.
4. Thành công cuối cùng của chiến lược mua lại doanh nghiệp nói chung.
Phân tích hiệu suất ngành
Trong cuộc phân tích này, chúng tôi xem xét hiệu suất hoạt động của công ty so với ngành kinh doanh. Mục đích của cuộc phân tích là quyết định xem liệu công ty có đang ở trong một ngành kinh doanh thuận lợi tại thời điểm chuyển đổi không. Chúng tôi thiết lập những bảng tính để định lượng mỗi ngành kinh doanh so với công ty, nhằm quyết định mối liên hệ giữa hai chủ thể.
Chúng tôi so sánh ngành kinh doanh mà công ty nhảy vọt đang hoạt động trong mối tương quan với tất cả các ngành khác được đề cập trong quyển Sổ tay nhà phân tích Standard&Poor trong khoảng thời gian từ lúc chuyển đổi đến 1995. Chúng tôi áp dụng quy trình sau:
1. Đối với mỗi công ty nhảy vọt, xác định tất cả các ngành kinh doanh được đề cập trong quyển Sổ tay nhà phân tích Standard & Poor từ thời điểm chuyển đổi đến 1995.
2. Đối với mỗi ngành kinh doanh, dung tổng lợi nhuận tại thời điểm chuyển đổi của công ty nhảy vọt tương ứng đến 1995 để xác định tỉ lệ phần trăm thay đổi trong tổng lợi nhuận trong khoảng thời gian từ năm chuyển đổi đến 1995.
3. Xếp hạng các ngành kinh doanh theo tỉ lệ phần trăm này.
Phân tích tỉ lệ thay thế lãnh đạo
Đơn vị phân tích này xem xét mức độ thay đổi đội ngũ điều hành trong công ty vào các thời điểm quan trọng trong quá trình kinh doanh.
Với những thông tin từ bản Báo cáo Thông tin Doanh nghiệp Moody, chúng tôi tính toán tỉ lệ thay đổi trong các công ty nhảy vọt so với công ty đối trọng.
- Tỉ lệ nghỉ việc trung bình trong thập niên trước chuyển đổi.
- Tỉ lệ nghỉ việc trung bình trong thập niên sau chuyển đổi.
- Tỉ lệ tuyển thêm trung bình trong thập niên trước chuyển đổi.
- Tỉ lệ tuyển thêm trung bình trong thập niên sau chuyển đổi.
- Tỉ lệ tổng thay đổi đổi trung bình trong thập niên trước chuyển đổi.
- Tỉ lệ tổng thay đổi đổi trung bình trong thập niên sau chuyển đổi.
- Phân tích tương tự cho đến 1998.
Mục tiêu:
1. Đâu là sự khác biệt về lượng trong tỉ lệ thay đổi cấp điều hành, nếu có, giữa giai đoạn trước và sau chuyển đổi đối với công ty nhảy vọt?
2. Đâu là sự khác biệt trong tỉ lệ thay đổi cấp điều hành giữa công ty nhảy vọt và công ty đối trọng?
3. Đâu là sự khác biệt trong tỉ lệ thay đổi cấp điều hành giữa công ty nhảy vọt và công ty ngắn ngày?
Phân tích Tổng giám đốc
Chúng tôi xem xét tổng cộng 56 Tổng giám đốc. Cho mỗi nhóm Tổng giám đốc trong giai đoạn chuyển đổi tại ba nhóm công ty (công ty nhảy vọt, công ty so sánh trực tiếp , công ty ngắn ngày), chúng tôi thực hiện một cuộc phân tích về chất dựa trên:
1. Phong cách lãnh đạo
2. Cá tính điều hành
3. Cuộc sống riêng
4. Những gì họ đánh giá là 5 ưu tiên hàng đầu đối với một Tổng giám đốc.
Cũng cho mỗi nhóm công ty, chúng tôi xem xét lý lịch và thâm niên của các Tổng giám đốc. Bắt đầu với những Tổng giám đốc đương nhiệm trong giai đoạn mười năm trước thời điểm chuyển đổi cho đến 1997, chúng tôi xác định:
1. Liệu có phải vị Tổng giám đốc này được thuê ngoài vào giữ ngay chức Tổng giám đốc.
2. Số năm làm việc trong công ty trước khi trở thành Tổng giám đốc.
3. Số tuổi vào thời điểm làm Tổng giám đốc.
4. Năm bắt đầu và năm kết thúc vai trò Tổng giám đốc.
5. Số năm nắm quyền Tổng giám đốc.
6. Trách nhiệm nắm giữ vào thời điểm ngay trước khi làm Tổng giám đốc.
7. Các yếu tố để được chọn làm Tổng giám đốc (tại sao được chọn làm Tổng giám đốc).
8. Quá trình học vấn (đặc biệt là lĩnh vực nghiên cứu – ví dụ như luật, kinh tế - và bằng cấp đạt được).
9. Kinh nghiệm làm việc và những kinh nghiệm khác (ví dụ như quân ngũ) trước khi tham gia công ty.
Chế độ lương thưởng cho cấp điều hành
Đơn vị này xem xét chế độ lương thưởng cho cấp điều hành trong các công ty được nghiên cứu. Đối với 28 công ty, trong khoảng thời gian mười năm trước thời điểm chuyển đổi cho đến 1998, chúng tôi thu nhập dữ liệu và thực hiện rất nhiều cuộc phân tích.
1. Tổng số lương thưởng của các giám đốc và lãnh đạo tính theo phần trăm giá trị ròng của công ty vào năm chuyển đổi.
2. Số lương thưởng bằng tiền mặt của Tổng giám đốc tính theo phần trăm giá trị ròng của công ty vào năm chuyển đổi.
3. Số lương thưởng của Tổng giám đốc tính theo phần trăm giá trị ròng của công ty vào năm chuyển đổi.
4. Sự khác biệt giữa tổng lương thưởng của Tổng giám đốc và trung bình bốn nhà điều hành cấp cao nhất tính theo phần trăm giá trị ròng của công ty vào năm chuyển đổi so với thời điểm 10 năm sau chuyển đổi.
5. Trung bình tổng lương thưởng của các giám đốc và lãnh đạo tính theo phần trăm giá trị ròng của công ty vào năm chuyển đổi.
6. Tổng số lương thưởng của các giám đốc và lãnh đạo vào năm chuyển đổi.
7. Tổng số lương thưởng của các giám đốc và lãnh đạo tính theo phần trăm doanh số vào năm chuyển đổi.
8. Tổng số lương thưởng của các giám đốc và lãnh đạo tính theo phần trăm giá trị tài sản vào năm chuyển đổi.
9. Tổng số lương thưởng bằng tiền mặt của bốn vị lãnh đạo cao nhất tính theo phần trăm giá trị ròng của công ty vào năm chuyển đổi.
10. Tổng số lương thưởng của bốn đơn vị lãnh đạo cao nhất tính theo phần trăm giá trị ròng của công ty vào năm chuyển đổi.
11. Trung bình tổng lương thưởng của các giám đốc và lãnh đạo vào năm chuyển đổi.
12. Tổng số lương thưởng của Tổng giám đốc tính theo phần trăm thu nhập ròng.
13. Sự khác biệt về lương thưởng của Tổng giám đốc so với trung bình bốn vị lãnh đạo cao nhất trong công ty.
14. Sự khác biệt về lương thưởng của Tổng giám đốc so với trung bình bốn vị lãnh đạo cao nhất trong công ty tính theo phần trăm doanh thu.
15. Sự khác biệt về lương thưởng của Tổng giám đốc so với trung bình bốn vị lãnh đạo cao nhất trong công ty tính theo phần trăm thu nhập ròng.
16. Trung bình tổng lương thưởng của các giám đốc và lãnh đạo tính theo phần trăm doanh số vào năm chuyển đổi.
17. Trung bình tổng lương thưởng của các giám đốc và lãnh đạo tính theo phần trăm thu nhập ròng vào năm chuyển đổi.
18. Tổng lương thưởng của các giám đốc và lãnh đạo tính theo phần trăm thu nhập ròng vào năm chuyển đổi.
19. Số lương thưởng bằng tiền mặt của Tổng giám đốc tính theo phần trăm thu nhập ròng của công ty vào năm chuyển đổi.
20. Giá trị cổ phiếu Tổng giám đốc được nhận mỗi năm tính theo phần trăm giá trị ròng của công ty vào năm chuyển đổi.
21. Giá trị cổ phiếu bốn vị lãnh đạo cao nhất được nhận mỗi năm tính theo phần trăm doanh số của công ty vào năm chuyển đổi.
22. Giá trị cổ phiếu bốn vị lãnh đạo cao nhất được nhận mỗi năm tính theo phần trăm tài sản của công ty vào năm chuyển đổi.
23. Giá trị cổ phiếu bốn vị lãnh đạo cao nhất được nhận mỗi năm tính theo phần trăm giá trị ròng của mỗi công ty vào năm chuyển đổi.
24. Số lương thưởng của Tổng giám đốc tính theo phần trăm doanh số của công ty vào thời điểm 10 năm sau chuyển đổi.
25. Số lương thưởng của bốn vị lãnh đạo cao cấp nhất tính theo phần trăm doanh số của công ty vào thời điểm 10 năm sau chuyển đổi.
Mục tiêu:
1. Đâu là sự khác biệt về lượng nếu có giữa số lương thưởng cho lãnh đạo giữa giai đoạn trước và sau chuyển đổi đối với các công ty nhảy vọt?
2. Sự khác biệt giữa các công ty nhảy vọt và công ty đối trọng trong giá trị lương thưởng?
3. Sự khác biệt giữa các công ty nhảy vọt và công ty ngắn ngày trong giá trị lương thưởng?
Vai trò của sa thải hàng loạt
Trong đơn vị này, chúng tôi cố gắng xem xét các bằng chứng sa thải hàng loạt được xem như một chiến thuật cố tình để cải thiện tình hình hoạt động trong các công ty nhảy vọt, công ty đối trọng, công ty ngắn ngày. Chúng tôi xem xét:
1. Tổng số nhân viên theo từng năm, tính từ 10 năm trước thời điểm chuyển đổi đến năm 1998.
2. Bằng chứng cho thấy sa thải hàng loạt là một chiến thuật quan trọng để cải thiện tình hình hoạt động trong vòng 10 năm trước và sau thời điểm chuyển đổi.
3. Nếu sa thải hàng loạt diện ra, đếm số người bị sa thải, tính theo đầu người và phần trăm tổng số nhân viên.
Phân tích vai trò chủ sở hữu doanh nghiệp
Đơn vị này xem xét mức độ truyền thông phản ánh các công ty nhảy vọt, công ty đối trọng, công ty ngắn ngày. Trong khoảng thời gian 10 năm trước và sau thời điểm nhảy vọt, chúng tôi xem xét:
1. Tổng số bài viết trong thập niên trước và sau thời điểm nhảy vọt.
2. Tổng số bài viết riêng về công ty trong thập niên trước và sau thời điểm nhảy vọt.
3. Tổng số bài viết về quá trình “chuyển đổi”, “xoay chuyển tình thế” đang diễn ra trong công ty trong thập niên trước và sau thời điểm chuyển đổi.
4. Tổng số bài viết “đặc biệt tích cực”, tổng số bài viết “trung tính” và tổng số bài viết “đặc biệt tiêu cực” trong thập niên trước và sau thời điểm nhảy vọt.
Phân tích công nghệ
Đơn vị này xem xét vai trò của công nghệ, chủ yếu dựa vào các cuộc phỏng vấn với cấp lãnh đạo và các tài liệu viết:
1. Sự tiên phong trong việc áp dụng công nghệ.
2. Thời điểm thực hiện công nghệ.
3. Tiêu chuẩn chọn lựa công nghệ
4. Vai trò của công nghệ trong sự suy tàn của các công ty đối trọng.
BỘ KHUNG PHÂN TÍCH SO SÁNH
Cuối cùng, ngoài các cuộc phân tích trên, chúng tôi còn thực hiện một số bộ khung phân tích so sánh khi chúng tôi tiến hành . Đây là những bài phân tích không chi tiết như phần trên, mặc dù cũng rút ra từ các dữ liệu thu thập được cho cuộc nghiên cứu. Các bài phân tích này bao gồm:
- Các hành động táo bạo của doanh nghiệp.
- Quá trình tiến hóa hay cách mạng trong doanh nghiệp.
- Giai cấp điều hành và chủ nghĩa quân bình.
- Nguyên nhân sút giảm của những công ty một thời vĩ đại.
Phân tích ba vòng tròn và sự phù hợp với giá trị và mục đích cốt lõi.
Thời gian xây dựng nền tảng trước khi nhảy vọt.
Thời điểm đưa ra khái niệm con nhím so với thời điểm con nhím.
Phân tích sự kế nhiệm và tỉ lệ thành công của người kế nhiệm.
No comments:
Post a Comment